Những sai lầm chị em thường mắc phải khi chế biến thức ăn

Một số thói quen tưởng chừng như vô hại trong lúc bếp núc của các chị em nhưng đã vô tình làm ảnh hưởng không tốt đến đến sức khỏe. Những sai lầm ấy là gì? Hãy cùng chúng tôi theo giỏi bài viết này.

 

Chế biến thức ăn nhưng quên rửa tay

Đôi bàn tay là nơi trú ngụ của nhiều vi khuẩn gây hại. Nếu không rửa sạch tay trước khi chế biến thức ăn vô tình sẽ làm vi khuẩn bám vào thức ăn. Vì thế hãy ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn bằng cách rửa tay với xà phòng và nước ấm trong 20 giây trước khi chế biến thức ăn.

 

rua-tay-truoc-khi-nau-thuc-an

 

Rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn

 

Thái thịt chín và thịt sống cùng một thớt

Đây là một trong những sai lầm mà nhiều chị em mắc phải, một số chị em vì muốn nhanh trong việc thái thức ăn nên đã dùng chung một chiếc thớt cho cả thịt chín và thịt sống. Việc này khiến thịt chín và thịt sống nhiễm chéo nhau. Mầm bệnh hay các vi khuẩn từ thịt sống có thể dễ dàng lây lan sang thực phẩm đã được nấu chín và gây ngộ độc thực phẩm. Cách tốt nhất là nên trang bị cho bếp 2 chiếc thớt một dùng cho đồ chín và một dùng cho đồ sống.

 

Rã đông không đúng cách

Cách rã đông thường được áp dụng nhất là rã đông ở nhiệt độ phòng. Tuy nhiên khoảng nhiệt độ từ 4 độ C đến 60 độ C là môi trường lí tưởng cho vi khuẩn sinh sôi trên thực phẩm. Theo khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ, các bạn nên rã đông thịt sống bằng tủ lạnh, nước lạnh hoặc lò vi sóng. Với phương pháp rã đông trong tủ lạnh, bạn hãy lấy miếng thịt ra khỏi ngăn đá và chuyển xuống ngăn mát, thời gian rã đông là từ 8 đến 24 giờ tùy thuộc vào khối lượng của miếng thịt. Còn với cách rã đông bằng bồn nước lạnh, bạn hãy cho nguyên túi thịt được bọc tín vào nồi hoặc bát nước mát. Cứ 30 phút bạn lại thay nước một lần. Quá trình rã đông này chỉ mất một giờ hoặc ít hơn.

 

Nấu xong đổ dầu mỡ trực tiếp xuống bồn rửa bát

Có nhiều chị em khi nấu xong một món ăn nào đó rồi về sinh cho dụng cụ nấu như xoong, nồi, chảo… bằng cách đổ trực tiếp thức ăn thừa và dầu mỡ xuống bồn rửa bát. Thói quen này là nguyên nhân chính dẫn đến việc tắc bồn rửa bát, chị em có biết rằng theo thời gian các lượng mỡ và thức ăn thừa được chị em thải bỏ sẽ bám đóng vào trong đường ống thoát nước của bồn rửa bát, khiến bồn rửa bị tắc nghẽn và không thể xả trôi nước? Thay vì đổ trực tiếp dầu mỡ và thức ăn thừa xuống đường ống thoát nước, chị em hãy gom lại một chổ rồi đem bỏ thùng rác, hoặc tận dụng làm thức ăn cho vật nuôi.

 

khong-do-dau-mo-xuong-bon-rua-bat

 

Không nên đổ trực tiếp dầu mỡ và thức ăn thừa xuống bồn rửa bát

 

Dùng lại dầu cũ

Đây là thói quen tiết kiệm không nên nhất. Nhiều bà nội trợ khi chiên nấu thì thường chiên thức ăn ngập dầu và sau đó tiết kiệm và dùng lại lượng dầu này. Tuy nhiên cách làm này rất nguy hiểm vì dầu mỡ đã đun qua nhiệt độ cao lại tiếp tục chiên nấu một lần nữa sẽ sản sinh ra Fatty Acid và chất oxy hóa dầu độc hại, gia tăng nguy cơ mắc ung thư.

 

khong-su-dung-dau-cu

 

Không sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần

 

Không vệ sinh sạch sẽ miếng bọt biển hay các dụng cụ vệ sinh nhà bếp

Miếng bọt biển, miếng sắt cọ nồi là một trong những dụng cụ bẩn nhất trong gian bếp nhà bạn. Sau mỗi lần sử dụng bạn không vệ sinh sạch sẽ chúng mà lại để đó cho lần dùng tiếp theo, điều này khiến bạn vô tình truyền thêm vi khuẩn gây bệnh vào thực phẩm và gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Hãy vệ sinh miếng bọt biển sạch sẽ mỗi ngày. Sau một hoặc hai tuần sử dụng, bạn nên thay một miếng bọt biển mới để đẩy lùi vi khuẩn gây bệnh một cách tốt nhất.

 

Trên đây Ana đã chỉ ra cho chị em một số thói quen không tốt trong việc bếp núc. Hãy nhanh chóng loại bỏ những thói quen không tốt này nhé!

 

TÌM KIẾM THEO TỪ KHÓA

Ana Nguyen

Đoan trang thùy mị, da ngâm chân ngắn, eo thon, cằm toẹt,... nhưng được cái chăm chỉ như siêu nhân... là cái cô nổi danh xóm nhà lá miền Tây có biệt danh "thông tuệ uyên bác", có cái miệng dẻo quẹo ăn nói có duyên lúc nào cũng muốn chia sẻ với người khác nên ai ai cũng mến cũng yêu.

Ý kiến bạn đọc
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
ECOCLEAN SEPTIC Có tốt hay không?

ECOCLEAN SEPTIC Có tốt hay không?

Mỗi khi bồn cầu bị đầy và nghẹt giấy thường khiến chúng ta khó chịu phải sử dụng đến các...

ĐỂ LẠI LỜI NHẮN

Nội dung *

Họ Tên *

Email *

Lên ĐẦU TRANG