Cây lưỡi rắn phương thuốc giải nhiệt giải độc hiệu quả

Cây lưỡi rắn hay thường được gọi với một cái tên mỹ miều khác là bạch hoa xà thiệt thảo. Cây này thường mọc ở những khu vực như sườn núi, đường đi, bờ mương,..

 

Công dụng của cây lưỡi rắn

 

cây lưỡi rắn

 

Là một loại cây cỏ dại, mọc ở những khu vực dễ kiếm cho nên đây không phải là một loại cây thuốc quý hiếm. Tuy nhiên nó lại mang tới những công dụng giải nhiệt và thanh độc rất tốt cho sức khỏe.

 

Cây lưỡi rắn có vị ngọt, nhạt, hơi có một chút vị đắng, có tính mát và không hề có độc. Lợi ích cao nhất của loại cây này là thanh nhiệt và giải độc cơ thể, một số bệnh có thể chữa khỏi bằng cây lưỡi rắn như: viêm họng, viêm ruột thừa, kiết lị, viêm khoang bụng, ung nhọt trên cơ thể, rắn cắn, sốt cao,...

 

Theo các nghiên cứu của những nhà khoa học thì nước sắc đặc của cây lưỡi rắn này có tác dụng ức chế sự phát triển của khuân mủ xanh, trực khuẩn thương hàn và một số loại vi khuẩn khác. Ngoài ra còn tăng cường chức năng của vỏ tuyến thận cũng như khả năng miễn dịch của cơ thể.

 

Ở Trung Quốc, loài cây này rất được các lang y sử dụng trong điều trị khi bị rắn độc cắn, viêm hố chậu, viêm phần phụ. Cây này còn tạo ra dung dịch tiêm có khả năng điều trị ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày và gan. Không những thế, nó còn có khả năng điều trị những loại u cả lành tính và ác tính, các bệnh lý về khu vực gan mật, đặc biệt là bị viêm gan B.

 

Các phương thuốc chữa bệnh từ cây lưỡi rắn

 

Dưới đây là một số bài thuốc dân gian khi kết hợp cây lưỡi rắn và một số phương thuốc khác dùng để chữa trị một số bệnh khác nhau:

 

1. Trị vàng da, viêm gan:

 

Nguyên liệu:

 

- Cây lưỡi rắn 40g

 

- Hạ khô thảo 40g

 

- Cam thảo 16g

 

Cách làm: Rửa sạch các nguyên liệu trên sau đó sắc nước đặc rồi sử dụng trong ngày.

 

2. Trị viêm amidan cấp:

 

Nguyên liệu: Cây lưỡi rắn 12 gram

 

Cách làm: Rửa sạch rồi sắc nước đặc uống.

 

3. Trị viêm đường tiết niệu, tiểu buốt, đái dắt

 

Nguyên liệu:

 

- Cây lưỡi rắn 40 gram

 

- Dã cúc hoa 40 gram

 

- Kim ngân hoa 40 gram

 

- Thạch vi 20 gram

 

Cách làm: Sắc nước đặc và uống thay nước trà.

 

4. Chữa rắn cắn

 

Cách làm: Cây lưỡi rắn 60g sắc với 200ml rượu, gạn nước rồi chia thành 3 lần. Phần bã đắp lên khu vực rắn cắn.

 

5. Trị ho do viêm phổi

 

Lấy hoa cây lưới rắn 40g sắc cùng trần bì 8g, sử dụng trong ngày.

 

6. Trị ung nhọt

 

Nguyên liệu: Cây lưỡi rắn 120g, bán chi liên 60g

 

Sắc các nguyên liệu trên thành nước uống, dùng cây lưỡi hổ dã nát rồi đắp lên khu vực bị ung nhọt.

 

7. Trị viêm loét cổ tử cung

 

Sắc các thành phần: Hoa cây lưỡi hổ 30g, bạch anh 30g, nhất chi hoàng hoa 30g, quán chúng 15g, rồi sau đó dùng uống.

 

* Những người nên kiêng không sử dụng loại cây lưỡi rắn này

 

- Đàn ông yếu sinh lý, nếu sử dụng sẽ bị giảm lượng tinh trùng rất khó có con.

 

- Phụ nữ đang mang thai cũng không nên sử dụng loại cây này.

 

Hy vọng bài viết giúp cho bạn hiểu hơn về cây lưỡi rắn này.

Ana

Ana Nguyen

Đoan trang thùy mị, da ngâm chân ngắn, eo thon, cằm toẹt,... nhưng được cái chăm chỉ như siêu nhân... là cái cô nổi danh xóm nhà lá miền Tây có biệt danh "thông tuệ uyên bác", có cái miệng dẻo quẹo ăn nói có duyên lúc nào cũng muốn chia sẻ với người khác nên ai ai cũng mến cũng yêu.

Ý kiến bạn đọc
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

ĐỂ LẠI LỜI NHẮN

Nội dung *

Họ Tên *

Email *

Lên ĐẦU TRANG