Phân biệt sốt xuất huyết và phát ban

Hai loại bệnh này thường có biểu hiện ra bên ngoài khá tương tự nhau cho nên thường bị nhầm lẫn. Đối với bệnh sốt xuất huyết nếu không được điều trị kịp thời rất dễ gây ra tử vong. Vì vậy bạn cần phân biệt rõ ràng 2 loại bệnh này.

 

phan-biet-ban-va-sot-xuat-huyet

 

1. Nguyên nhân dẫn tới bệnh

 

Sốt phát ban có nhiều nguyên nhân gây ra, chủ yếu ở nước ra do các vi rút sởi gây ra, bệnh rubella và bệnh rickettssia. Cách thức truyền bệnh sởi là qua đường hô hấp.

 

Đối với bệnh sốt xuất huyết, nguyên nhân gây ra là vi rút dengue, bệnh lây từ người bệnh sang người lành bằng đường máu mà tác nhân chủ yếu là muỗi. Có 2 loại muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết chủ yếu là muỗi vằn aedes và muỗi hổ châu Á.

 

2. Phân biệt sốt xuất huyết và phát ban

 

Sốt xuất huyết là căn bệnh nguy hiểm và có thể cướp đi sinh mạng con người một cách nhanh chóng chỉ trong vòng hơn 1 tuần nếu không được chữa trị kịp thời. Biểu hiện ban đầu của sốt xuất huyết là sốt cao liên tục trong 3 tới 4 ngày, kèm them ho, sổ mũi, đau nhức cơ bắp, đau đầu, hốc mắt, nôn mửa, có thể bị thêm tiêu chảy.

 

Sau 3 tới 4 ngày sốt liên tục thì sẽ thuyên giảm và bắt đầu xuất hiện các biểu hiện rõ hơn đó là xuất huyết, da đỏ ửng, môi khô nhưng đỏ ửng do hiện tượng cô đặc máu. Có chấm xuất hiện ở dưới da, chảy máu chân răng, chân tay có dấu hiệu lạnh, mắt đỏ kèm theo nôn. Sau giai đoạn này thường sẽ sốt trở lại và tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Nếu không được điều trị bởi bác sĩ ở khoảng 7 tới 10 ngày sau khi bắt đầu sốt, người bệnh rất dễ bị tử vong.

 

[ Đọc thêm: Cách nhận biết và phòng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ ]

 

Còn đối với bệnh phát ban, triệu chứng ban đầu đó là sốt cao 40 độ, kèm theo đó là ho, sổ mũi, nghẹt mũi, cơ thể mệt mỏi, có thể có nôn mửa và kèm theo ban đỏ. Mắt có hiện tượng chảy nước, đỏ mắt, nổi hạch ở cổ có thể cảm nhận được. Vì nguyên nhân gây ra ban đỏ là vi rút đường tiêu hóa do đó không ngoại trừ các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đi phân lỏng không kèm máu, nôn mửa. Sốt sẽ hạ trong vòn 4 ngày kể từ khi bị, cơ thể dần trở lại bình thường, người bệnh có thể ăn uống lại bình thường, những ngày tiếp theo các vết ban nổi sẽ giảm dần.

 

Cách để phân biệt rõ nhất 2 bệnh này đó chính là dùng 2 ngón tay căng vùng da có suất hiện chấm đỏ. Nếu như khi căng da chấm đỏ bị mất đi và xuất hiện lại ngay khi thả thì là ban. Còn nếu chấm đỏ phải mất 2 giây sau mới xuát hiện lại có nghĩa là người bị bệnh sốt xuất huyết.

 

3. Không nên chủ quan với bệnh sốt xuất huyết

 

Bạn không được nghĩ là khi đã bị sốt xuất huyết rồi thì sau này nó sẽ không quay lại với mình nữa. Ở Việt Nam có tới 4 thể bị bệnh sốt xuất huyết trong đó có loại mạnh và loại nặng do 4 vi rút khác nhau gây ra và đều truyền qua muỗi.

 

Thận trọng trong việc sử dụng thuốc hạ sốt cho người bệnh, nếu thấy người bệnh có các biểu hiện như chân tay lạnh, da ẩm, huyết áp tụt, tiểu ích, người bứt rứt khó chịu, đau bụng mạch nhỏ, mạch khó bắt được thì cần phải đưa đến bệnh viện cấp cứu kịp thời.

Ana t/h

TÌM KIẾM THEO TỪ KHÓA

Ana Nguyen

Đoan trang thùy mị, da ngâm chân ngắn, eo thon, cằm toẹt,... nhưng được cái chăm chỉ như siêu nhân... là cái cô nổi danh xóm nhà lá miền Tây có biệt danh "thông tuệ uyên bác", có cái miệng dẻo quẹo ăn nói có duyên lúc nào cũng muốn chia sẻ với người khác nên ai ai cũng mến cũng yêu.

Ý kiến bạn đọc
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

ĐỂ LẠI LỜI NHẮN

Nội dung *

Họ Tên *

Email *

Lên ĐẦU TRANG