Hầm tự hoại là gì và những biện pháp xử lý hầm cầu bị đầy thông dụng

Con người ta “có vào thì phải có ra”, phải vệ sinh đầy đủ thì mới khỏe mạnh được. Vậy, mấy cái "vào" thì đã xác định được, còn mấy cái "ra" ấy thì cuối cùng nó đi về đâu? Câu hỏi khá là hốc búa nên Ana mạng phép xin trả lời là nó đi thẳng vô cái “hố đen vũ trụ hai lối thoát”, hay đúng hơn là cái hầm tự hoại.

Hầm tự hoại là gì?

Hôm nay kể một vài vấn đề về cái hầm tự hoại (hay còn gọi là cái bể phốt, cái hầm cầu). Là nơi chứa các chất thải dạng đặc do con người và vật nuôi thải ra. Sở dĩ gọi hầm tự hoại là vì theo thời gian, các chất thải dạng đặc sẽ “auto phân hủy” thành dạng lỏng rồi theo ống thoát nước ra ngoài, còn cái ống thoát khí thì chọc thẳng lên trời xanh làm trạm dừng chân cho chim chóc. Ở Việt Nam thì chắc nó cũng không có gì là lạ.
 

Hầm tự hoại là một bộ phận quan trọng trong hệ thống xử lý nước thải gia đình. Photo by MOITRUONGDEAL.
 
Nguyên lý hoạt động của hầm tự hoại thì đơn giản vô cùng. Nước thải và các chất thải từ các phòng vệ sinh (WC) được dẫn theo đường ống thoát khí đưa vào bể phốt, tại đây được xử lý sinh học yếm khí, cặn bã có trong nước thải sẽ được lên men lắng xuống đấy bể, còn phần nước được tách ra và chảy ra hố ga kiểm tra mạng lưới cống thoát chung. Bố trí đường ống dẫn từ bể phốt sang ngăn thu nước rửa theo nguyên lý chảy tràn do chênh lệch mực nước, nước được dẫn sang ngăn thu theo hướng từ dưới lên. Tất cả lượng nước thải sinh hoạt (nước giặt áo quần, tắm, rửa,…) đều tập trung tại đây và lượng nước sau xử lý đấu nối hệ thống cống chung.

Nguyên nhân gây tắc nghẽn hầm tự hoại

Hiện tượng bồn cầu bị tắc, hầm cầu bị đầy, hay các đường ống bị nghẹt,… gây ra mùi hôi thối khó chịu cũng chẳng phải là điều gì quá mới mẻ. Và tất nhiên, điều đó ảnh hưởng rất nhiều tới sinh hoạt của chúng ta, chúng sẽ gây ra nhiều phiền toái và thậm chí là “bức xúc” khi phải chịu đựng trong thời gian dài. Vì thế cần nhanh chóng khắc phục tình trạng này trước khi hoạt động sinh hoạt hàng ngày bị xáo trộn.
 
Lại nói về phần cặn bã trong nước thải sau khi lắng xuống bế và không thoát được ra ngoài, nằm đó và chờ đợi, “chiêu mộ quân số” theo cấp số nhân, ngày này sang ngày khác và không ngừng dâng lên… đến khi đã đạt đến đỉnh điểm chúng sẽ “tạo phản” và gây ra tắc nghẽn hầm tự hoại.
 
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác gây tắc nghẽn hầm tự hoại khác như:
- Dùng quá nhiều giấy vệ sinh: Giấy vệ sinh tuy tan khi gặp nước, nhưng chúng tan rất chậm, vì thế mà khi bạn cho quá nhiều vào bồn cầu, lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ khiến nước rút chậm.
- Đánh rơi dị vật vào bồn cầu: Hãy thử tưởng tượng chiếc điện thoại đang cầm trên tay bỗng lọt tõm và bị mắc kẹt trong bồn cầu. Chà… thật là tình huống “tiến thoái lưỡng nan”.
- Đổ xà phòng vào bồn cầu: Xà phòng với tính tẩy cao sẽ loại bỏ cả những lợi khuẩn giúp phân hủy chất thải.

Giải pháp xử lý hầm cầu bị đầy thông dụng

a. Hút hầm cầu

Thông thường, mỗi khi hầm cầu bị đầy là mọi người lại nhớ đến mấy anh “đợp troai” thông cống. Nhưng liệu đây có phải là giải pháp tối ưu nhất? Trong một vài trường hợp như hầm cầu bị nghẹt do dị vật rơi vào thì hút hầm cầu là giải pháp tối ưu nhất. Thế nhưng, với chi phí rơi vào khoảng 200k – 500k / lần hút thì cũng đáng phải cân nhắc và chỉ nên dùng khi thật sự cấp bách (như bị rơi cái điện thoại ở trên). Nếu trường hợp hầm cầu bị nghẹt do dùng trong thời gian dài thì hãy áp dụng giải pháp sau đây sẽ hợp lý hơn.

b. Bổ sung lợi khuẩn vào hầm tự hoại

Kẻ thù lớn nhất của những cặn bã chính là hệ vi sinh vật sống trong bể phốt. Thông thường, những vi sinh vật này sẽ phát triển và làm tăng khả năng phân hủy cặn bã, nhưng theo thời gian những vi sinh vật này rồi cũng “già nua” và giảm số lượng. Vì thế, bạn nên bổ sung định kỳ lợi khuẩn vào hầm tự hoại để tăng khả năng phân hủy. Việc bạn cần làm đơn giản là đặt hàng ngay một gói Bột vi sinh hầm cầu EcoCleanTM Septic 100g.
 
Men xử lý hầm cầu bị đầy EcoCleanTM Septic
Men xử lý hầm cầu bị đầy EcoCleanTM Septic. Photo by MOITRUONGDEAL.

Điểm nổi bật của EcoCleanTM Septic

+ Đầu tiên là an toàn với người sử dụng: Trước đây, đã từng có bài báo viết về gương mặt của trẻ bị biến dạng khi nuốt phải bột thông cống, điều này cho thấy rất nguy hiểm nếu trong nhà có trẻ nhỏ. Để không phải xảy ra điều đáng tiếc nói trên, Ana khuyên bạn nên dùng EcocleanTM Septic. Khác với các loại bột thông cống bằng hóa chất trên thị trường, đây là vi sinh dạng bột, thành phần gồm vi sinh và bột sắn nên tuyệt đối an toàn với người sử dụng, không ảnh hưởng đến sức khỏe của người lớn và trẻ em.
 
+ Hiệu quả nhanh chóng: Với thương hiệu lớn và có xuất xứ từ USA thì hiệu quả là không phải bàn cãi. Nhưng bạn hãy tự mình trải nghiệm để biết rằng Ana không hề “điêu”.
 
+ Cách sử dụng đơn giản: Sản phẩm được đóng gói nên rất tiện lợi, bạn chỉ cần dùng tay xé gói và đổ trực tiếp vào bồn cầu rồi xả nước, sau đó rửa tay lại bằng nước sạch. Thế là xong. Bạn có thể mua từng gói riêng lẻ hoặc hộp 12 gói dùng cho 1 năm.
 
Hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ biết thêm về hầm tự hoại cũng như các giải pháp xử lý hầm cầu bị đầy để nhuận trường được thoải mái hơn. Hãy like/share nếu bạn thấy bài viết hữu ích nhé.
 
Ana t/h.
 

Ana Nguyen

Đoan trang thùy mị, da ngâm chân ngắn, eo thon, cằm toẹt,... nhưng được cái chăm chỉ như siêu nhân... là cái cô nổi danh xóm nhà lá miền Tây có biệt danh "thông tuệ uyên bác", có cái miệng dẻo quẹo ăn nói có duyên lúc nào cũng muốn chia sẻ với người khác nên ai ai cũng mến cũng yêu.

Ý kiến bạn đọc
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

ĐỂ LẠI LỜI NHẮN

Nội dung *

Họ Tên *

Email *

Lên ĐẦU TRANG