Cách nhận biết và phòng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ

Bệnh sốt xuất huyết thường nổi lên vào thời điểm mùa nóng ẩm mưa nhiều ở Việt Nam vào các tháng từ 6 tới tháng 11 hằng năm. Muỗi vằn là nguyên nhân chủ yếu giúp bệnh nguy hiểm này lan rộng.

 

Bệnh sốt xuất huyết có nguy hiểm không?

 

bệnh sốt xuất huyết

 

Sốt xuất huyết (dengue fever) là căn bệnh cực kì nguy hiểm, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Biến chứng của sốt xuất huyết là cơ thể bị sốc do giảm thể tích máu vận hành trong cơ thể. Nguy hiểm hơn là hiện tượng xuất huyết xảy ra bên trong cơ thể như xuất huyết nội tạng, xuất huyết não khiến cho nguy cơ tử vong vô cùng cao.

 

Bệnh này là nguyên nhân gây tử vong cao thứ 10 ở trẻ em. Tỷ lệ tử vong của bệnh sốt xuất huyết ở người lớn cao hơn trẻ em nhưng bệnh dễ điều trị và hồi phục hơn ở người lớn hơn là trẻ em.

 

Dấu hiệu nhận biết bệnh sốt xuất huyết

 

Nguyên nhân lây truyền vi rút sốt xuất huyết chính là muỗi đặc biệt là muỗi aedes hay còn gọi là muỗi vằn. Sau khi bị muỗi mang theo vi rut gây bệnh chích, thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết trong khoảng 7 tới 10 ngày, sau đó cơ thể bắt đầu có các dấu hiệu bị bệnh. Ban đầu sẽ có các biểu hiện mệt mỏi, đau khắp cơ thể và sốt cao.

 

cách phòng bệnh sốt xuất huyết

 

Nhiệt độ cơ thể tăng nhanh có lúc lên tới 40 độ C, kèm theo các triệu chứng như đau đầu vùng phía trước trán, đau hốc mắt, trẻ trở nên chán ăn, buồn nôn. Đối với trẻ nhỏ có thể bị co giật do sốt cao, sốt hai pha (sốt ngưng sau đó bị lại).

 

Sau khi phát sốt khoảng 2 tới 3 ngày, da người bị bệnh sẽ có biểu hiện sung huyết và phát ban đỏ (khi căng da ra thì mất ban), hoặc xuất hiện ban dưới dạng chấm đỏ (khi căn da ra thì không mất ban). Nặng hơn là da bị bầm tím, xuất huyết dạ dày biểu hiện là nôn và đi ngoài ra máu.

 

Từ 3 tới 7 ngày tiếp theo, một số trường hợp sẽ chuyển biến bệnh trở nên nặng hơn với những biểu hiện như khó chịu trong người, cảm thấy bứt rứt, nhiệt độ cơ thể giảm đột ngột, đau bụng theo từng cơn. Bệnh nhân nôn nhiều hơn, đi tiểu với lượng nước tiểu giảm, đây là tình trạng sắp dẫn tới sốc do khối lượng tuần hoàn trong cơ thể, người bệnh trở nên lừ đừ. Nếu không được đưa đi bệnh viện kịp thời bệnh nhân có thể bị sốc, tứ chi lạnh, tím tái, rơi vào tình trạng hôn mê và tử vong.

 

Sau khi được đi bệnh viện điều trị kịp thời, ngày số thứ 7 trở đi, nhiệt độ người bệnh giảm dần, mồ hôi thoát ra tốt hơn, bắt đầu ăn được và cảm thấy ngon miệng.

 

[ Đọc thêm: Phân biệt sốt xuất huyết và phát ban ]

 

Phòng bệnh sốt xuất huyết như thế nào?

 

Hiện nay chưa có một vác xin nào cho bệnh này vì vậy việc phòng tránh bệnh là vô cùng quan trọng. Nguyên nhân chủ yếu khiến chúng ta bị bệnh đó chính là muỗi, vì vậy tiêu diệt muỗi là cách tốt nhất để tránh xa căn bệnh nguy hiểm này.

 

Muỗi thường phát triển mạnh mẽ vào mùa mưa, khu vực có nước dộng, tù túng chính là nơi thích hợp để muỗi sinh sản. Đảm bảo dọn dẹp sạch sẽ những khu vực này. Phát quang những bụi rậm xung quanh nhà cửa. Mua thuốc xịt muỗi hoặc tự chế tinh dầu sả để thoa lên người giúp đuổi muỗi khá tốt.

 

Ngủ dưới màn được nhét cẩn thận không có lỗ trống cho muỗi có cơ hội tiếp cận cơ thể. Che lấp các lỗ hổng trong nhà là điều kiện cho muỗi bay từ bên ngoài vào nhà. Thả cá vào các khu vực có chứa nước như bể để tiêu diệt loăng quăng. Vứt rác đúng nơi quy định, vệ sinh nhà cửa thường xuyên.

 

Mặc quần áo dài tay nếu như khu vực bạn sinh sống đang nằm trong ổ dịch sốt xuất huyết.

Ana - theo doisongsuckhoe

TÌM KIẾM THEO TỪ KHÓA

Ana Nguyen

Đoan trang thùy mị, da ngâm chân ngắn, eo thon, cằm toẹt,... nhưng được cái chăm chỉ như siêu nhân... là cái cô nổi danh xóm nhà lá miền Tây có biệt danh "thông tuệ uyên bác", có cái miệng dẻo quẹo ăn nói có duyên lúc nào cũng muốn chia sẻ với người khác nên ai ai cũng mến cũng yêu.

Ý kiến bạn đọc
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

ĐỂ LẠI LỜI NHẮN

Nội dung *

Họ Tên *

Email *

Lên ĐẦU TRANG