Tay chân miệng lây qua đường nào và cách phòng tránh

Bệnh tay chân miệng lây qua đường nào, bao lâu thì khỏi là câu hỏi của đại đa số những người đang thắc mắc về loại bệnh nguy hiểm đặc biệt với trẻ em này.
 
 

Bệnh tay chân miệng là gì có nguy hiểm không?

Bệnh tay chân miệng là gì có nguy hiểm không

Đây là một dạng bệnh gây viêm loét ở khu vực miệng, tay, chân, mông và đôi khi xuất hiện ở cả vùng kín. Thủ phạm gây ra bệnh tay chân miệng là nhóm vi rút đường ruột gồm Coxsackie, Echo và một số virus đường ruột khác. Virus thường gặp nhất gây ra bệnh tay chân miệng là type 71 (EV 71) và Coxsackie A16. Trong đó EV 71 có khả năng gây bệnh cực kì nghiêm trọng và có thể dẫn tới tử vong.
 
Tỷ lệ trẻ em bị nhiễm tay chân miệng do EV71 chiếm tới 21%. Loại virus này gây ra các biến chứng nặng nề về thần kinh cho trẻ. Từ đó có thể dẫn tới tử vong.
Vì thế bạn không nên chủ quan với bệnh tay chân miệng vì nó xảy ra đa số ở trẻ em và rất nguy hiểm. Cần có phương pháp chăm sóc đặc biệt vì trẻ em có sức đề kháng rất yếu.

Bệnh tay chân miệng có lây không?

Câu trả lời là có, bệnh tay chân miệng lây qua đường tiêu hóa. Vì thế nếu không chú ý tới vệ sinh cơ thể thì bệnh sẽ bùng phát cực kì nhanh chóng và trở thành dịch.
Trẻ em ở lứa tuổi dưới 3 là bị nhiễm bệnh nhiều nhất. Vì đây là khoảng thời gian trẻ đã có thể bò, tập đi và rất tò mò về thế giới xung quanh. Cho nên trẻ dễ dàng tiếp xúc với nhiều đồ vật khác nhau. Độ tuổi này nhiều gia đình cũng đã bắt đầu cho con vào nhà trẻ, thì khả năng lây nhiễm lại càng cao hơn.
 
Vì thế mà dịch tay chân miệng luôn xảy ra hằng năm trong khoảng thời gian từ tháng 2 tới tháng 4 và từ tháng 9 tới tháng 12. Đó là khoảng thời gian dịch bùng phát mạnh nhất, khoảng thời gian còn lại cũng vẫn có khả năng bị bệnh tay chân miệng.

Bệnh tay chân miệng lây qua đường nào?

Bệnh tay chân miệng lây qua đường nào

Như đã nói ở trên virus gây bệnh nằm tại đường tiêu hóa nên có trong phân, nước bọt, nước mũi. Chúng có thể dễ dàng lây qua đường không khí và tiếp xúc. Trẻ nhiễm bệnh thường tiết ra nhiều dịch ở mũi khiến cho khả năng phát tán trở nên cao hơn.
 
Virus có khả năng tồn tại trên các đồ vật ở điều kiện nhiệt độ phòng. Do đó tại nhà trẻ nếu không được vệ sinh kỹ càng thì virus có thể lây cho những trẻ khỏe mạnh tại đây.
 
Nếu bạn quan tâm tới các dấu hiệu của bệnh tay chân miệng thì có thể đọc bài viết này: Dấu hiệu nhận biết trẻ bị bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng bao lâu thì khỏi?

Với trẻ bị bệnh tay chân miệng cấp độ 1 là mức thấp nhất thì sẽ khỏi bệnh sau khoảng 7 tới 10 ngày kể từ khi bắt đầu có dấu hiệu đầu tiên. Ở những cấp độ cao hơn thì trẻ cần thêm thời gian để bình phục và chữa trị hơn.
 
Thời gian ủ bệnh trước khi bắt đầu có các triệu chứng đầu tiên là 3 tới 7 ngày. Nếu bạn nhận thấy nhà trẻ mà con mình gửi vào có bé bị bệnh tay chân miệng mà con mình chưa bị. Thì cũng nên mang trẻ đi khám để được chuẩn đoán cũng như điều trị sớm nhất.
 
Sau khi các nốt loét tại tay chân và miệng đã đóng vảy và khỏi. Bạn không nên chủ quan vì virus gây bệnh vẫn còn tồn tại trong đường hô hấp từ 1 tới 3 tuần. Còn trong phân có thể lên tới vài tháng. Do đó hãy vệ sinh cơ thể sạch sẽ cho trẻ cũng như cách li với trẻ khác để cho virus lây nhiễm.

Bệnh tay chân miệng cần kiêng gì?

Bệnh tay chân miệng cần kiêng gì

Nhiều người thường nghĩ rằng với các loại bệnh như tay chân miệng, bệnh thủy đậu,...Hình thành các nốt mụn thì phải kiêng nước. Nhưng đây là quan niệm sai lầm không có cơ sở khoa học chứng minh. Để loại bỏ virus khỏi cơ thể và tránh gây nhiễm trùng cho các nốt mụn lở loét thì phải vệ sinh cơ thể đặc biệt là nốt mụn một cách kỹ lưỡng.
 
Không được tự ý bôi các loại thuốc hoặc muối hay chanh lên da mà không có chỉ định của bác sĩ.
 
Tránh để con gãi làm cho nốt mụn trở nên nghiêm trọng hơn và nhiễm trùng.
 
Tránh để trẻ bị nhiễm bệnh tiếp xúc với gió.

Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng

Phòng bệnh vẫn luôn tốt hơn là chữa bệnh. Cha mẹ là người đầu tiên phải cập nhật tình hình dịch bệnh. Nếu đang trong vùng dịch thì phải có những biện pháp phòng tránh bệnh cho con trẻ ngay lập tức.
 
Dạy cho con không được mút móng tay, đưa đồ vật lạ, đồ chơi vào miệng. Sử dụng chén bát ăn riêng không dùng chung với người khác.
 
Tăng cường vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh với xà phòng. Tuân thủ hướng dẫn 6 bước rửa tay thường quy của bộ y tế. Xúc miệng với nước muối thường xuyên.
 
Sử dụng các sản phẩm khử trùng cho cơ thể và không khí để tiêu diệt vi khuẩn một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất.
 
Đó là một vài thông tin bổ ích cho bạn về căn bệnh ở trẻ nhỏ này. Hy vọng bạn đã biết bệnh tay chân miệng lây qua đường nào và cách phòng tránh ra sao. Đây là một căn bệnh nguy hiểm có thể gây tử vong nên hãy hết sức cảnh giác nhé.

Ana

 
Bình xịt khử trùng Resparkle
 
ecosock
Một sản phẩm chuyên dụng giúp tiêu diệt 99,9% vi khuẩn gây bệnh trong đó có cả virus gây bệnh tay chân miệng. Để đảm bảo bạn được bảo vệ tuyệt đối bởi virus tay chân miệng, chỉ cần xịt sản phẩm lên các đồ dùng sinh hoạt hoặc trực tiếp lên cơ thể người.
 
Sản phẩm hoàn toàn an toàn với cơ thể con người vì được chiết xuất 100% từ thiên nhiên. 
 
Để mua hoặc hỗ trợ tư vấn bạn gọi qua số HOTLINE: 0909.025.177 hoặc gửi email qua:[email protected].
 

TÌM KIẾM THEO TỪ KHÓA

Ana Nguyen

Đoan trang thùy mị, da ngâm chân ngắn, eo thon, cằm toẹt,... nhưng được cái chăm chỉ như siêu nhân... là cái cô nổi danh xóm nhà lá miền Tây có biệt danh "thông tuệ uyên bác", có cái miệng dẻo quẹo ăn nói có duyên lúc nào cũng muốn chia sẻ với người khác nên ai ai cũng mến cũng yêu.

Ý kiến bạn đọc
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

ĐỂ LẠI LỜI NHẮN

Nội dung *

Họ Tên *

Email *

Lên ĐẦU TRANG