Trẻ bị táo bón không đi ngoài được, mẹ phải làm sao?

Hiện tượng trẻ bị táo bón không đi ngoài được vô cùng phổ biến ở nước ta hiện nay. Cha mẹ phải xử lý như thế nào khi gặp tình huống này?

 

Táo bón là vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ

 

trẻ bị táo bón đi ngoài không được

 

Theo thống kê thì cứ 100 trẻ tới khám tại các cơ sở y tế thì có 4 bé bị triệu chứng táo bón, con số này là 1/4 số trẻ đến khám chuyên khoa tiêu hóa. Vì vậy đây có thể nói là hiện tượng vô cùng phổ biến của trẻ nhỏ. Hầu hết trong giai đoạn phát triển, trẻ nào cũng phải trải qua hiện tượng này ít nhất một lần.

 

Những biểu hiện của táo bón ở trẻ

 

  • Không đi tiêu nhiều ngày liên tục.
  • Đi ngoài vô cùng khó khăn do phân cứng.
  • Đau bụng.
  • Khi đi ngoài có lẫn máu trong phân.
  • Trẻ trở nên biếng ăn.
  • Thay đổi hành vi
  • Nhiều trường hợp có triệu chứng bồn nôn.

 

Nguyên nhân của tình trạng táo bón

 

tre bi tao bon di ngoai khong duoc

 

Không cung cấp đủ chất xơ trong bữa ăn hằng ngày. Bạn cũng biết là chất xơ có vai trò cực kì lớn trong quá trình tiêu hóa của con người. Đa số trẻ em đều không thích ăn rau, đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới táo bón ở trẻ.

 

Không uống đủ nước cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới hiện tượng táo bón, do thức ăn không được nhào trộn với đủ nước, khiến cho phân thường khô cứng và khó thoát xuống đường ruột.

 

Ít vận động, cơ thể không cần tới việc trao đổi chất mạnh mẽ, từ đó đường ruột cũng hoạt động chậm lại. Nhưng trẻ vẫn cung cấp lượng thực phẩm vào bên trong, quá nhiều thức ăn và năng lượng được nạp vô nhưng hệ tiêu hóa không hoạt động mạnh là nguyên nhân gây ra táo bón.

 

Do dùng thuốc, một số loại thuốc như kháng sinh có thể gián tiếp làm cho trẻ bị táo bón.

 

[ Đọc thêm: Biểu hiện và những nguyên nhân chính khi bị ngộ độc thực phẩm ]

 

Cách xử lý khi trẻ bị táo bón không đi ngoài được

 

Điều trị táo bón không chỉ 1 hay 2 ngày là có hiệu quả liền, nhiều trường hợp phải mất tới 3 - 4 tháng hoặc thậm chí cả nửa năm thì trẻ mới bình phục hệ tiêu hóa và hết táo bón. Vì thế bậc cha mẹ phải hết sức kiên trì trong điều trị táo bón cho trẻ, hãy lựa chọn phương pháp phù hợp để rút ngắn thời gian thực hiện.

 

Dùng thuốc điều trị: Nhiều người muốn con mình thoát khỏi tình trạng đi ngoài không được nên sử dụng các loại thuốc khác nhau, cả uống cả nhét đít. Những loại thuốc này có tác dụng làm mềm phân nhưng hãy vô cùng thận trọng trong khi sử dụng. Thuốc trị táo bón có thể gây ra hiện tượng mất cân bằng chất điện giải trong đường ruột, tiêu chảy ở trẻ.

 

Dùng thuốc thụt tháo có thể khiến cho lỗ hậu môn của trẻ bị giảm tính đàn hồi , khiến trẻ mất phản xạ đi ngoài và bị hiện tượng ỉa đùn ra quần. Nếu nó xảy ra trên trường học sẽ khiến trẻ mất tự tin với bạn bè và xã hội. Vì thế không nên tự ý mua thuốc ngoài tiệm mà cần tới sự tư vấn của bác sỹ chuyên khoa nhé các bậc cha mẹ.

 

Ngoài thuốc Tây, hiện nay việc sử dụng thảo dược cũng chính là một biện pháp hiệu quả và an toàn trong điều trị chứng táo bón ở trẻ. Những loại thuốc này được chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên cung cấp các chất cần thiết giúp lấy lại cân bằng cho đường ruột từ đó giải quyết tình trạng táo bón kéo dài.

 

Áp dụng chế độ ăn hợp lý: Ngoài sử dụng thuốc, việc thay đổi chế độ ăn uống sẽ giúp đạt hiệu quả tốt hơn và thời gian chữa trị sẽ được thu ngắn lại. Bổ sung chất xơ trong mỗi bữa ăn là yếu tố cần thiết đầu tiên, cha mẹ nên bổ sung 10 tới 15 gram rau xanh trong các bữa ăn của trẻ.

 

Khuyến khích trẻ uống nước thường xuyên và đủ lượng trong ngày. Là một thành phần vô cùng quan trọng trong liệu trình chữa trị bệnh táo bón, cha mẹ có thể làm nước ép hoa quả mà bé thích để giải quyết vấn đề trẻ không chịu uống nước.

 

Tạo phản xạ có điều kiện cho trẻ, nếu tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh đúng giờ nó dần dần sẽ trở thành một phản xạ có điều kiện, giờ đi vệ sinh sẽ được thêm vào giờ sinh học của cơ thể. Từ đó tới đúng giờ là trẻ sẽ có cảm giác muốn đi ngoài. Việc này vô cùng tốt và giúp cho bệnh táo bón được thuyên giảm cũng như tránh quay trở lại trong tương lai.

 

Do đó việc trẻ bị táo bón đi ngoài không được là một vấn đề mà cha mẹ nào cũng sẽ gặp phải nhưng nó không quá nghiệm trọng cũng như có thể giải quyết tại nhà được. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện điều trị, tình trạng không thấy có chuyển biến gì trong một khoảng thời gian, cần đưa trẻ đi khám lại để có hướng khác giải quyết vấn đề này.

Ana t/h

[ Đọc thêm: Bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? ]

 

Ana Nguyen

Đoan trang thùy mị, da ngâm chân ngắn, eo thon, cằm toẹt,... nhưng được cái chăm chỉ như siêu nhân... là cái cô nổi danh xóm nhà lá miền Tây có biệt danh "thông tuệ uyên bác", có cái miệng dẻo quẹo ăn nói có duyên lúc nào cũng muốn chia sẻ với người khác nên ai ai cũng mến cũng yêu.

Ý kiến bạn đọc
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

ĐỂ LẠI LỜI NHẮN

Nội dung *

Họ Tên *

Email *

Lên ĐẦU TRANG