Cách phòng bệnh thường gặp cho bé ngày giao mùa

Đã bước sang tháng 10, đây có lẽ là thời điểm dễ chịu nhất trong năm, thời tiết dịu nhẹ thỉnh thoảng kèm theo những cơn mưa nên nhiệt độ không quá cao. Thế nhưng, đây lại là khoảng thời gian dễ làm cho những ai có sức đề kháng yếu bị bệnh bởi thời tiết nắng mưa thất thường và sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm. Đặc biệt là với trẻ nhỏ, hệ thống miễn dịch của các bé còn rất non nớt nên rất dễ nhiễm bệnh. Vì thế qua bài viết sau đây, chuyên mục kiến thức hữu ích mỗi ngày xin được chia sẻ một số cách phòng bệnh cho bé khi thời tiết giao mùa.

Các bệnh dễ mắc phải khi thời tiết giao mùa

Khi thời tiết giao mùa, không chỉ riêng các bé, người lớn chúng ta vẫn dễ dàng bị mắc các chứng bệnh sau đây nếu không bảo vệ bản thân đúng cách:

a. Bệnh cảm cúm

Sự thay đổi đột ngột của thời tiết  khiến các bé dễ bị mắc phải. Đây là căn bệnh rất phổ biến và không “tha” cho bất cứ ai. Cảm cúm là một loại bệnh lây qua đường hô hấp do virus gây ra, thông thường là nhiễm virus đường hô hấp trên, mũi và cổ họng. Hầu hết, người lớn có thể bị cảm cúm thông thường khoảng 2-4 lần/năm và trẻ em (đặc biệt là trẻ mẫu giáo) có thể  bị từ 6-10 lần/năm. Bệnh cảm cúm thường bị nhiều nhất vào mùa thu và mùa đông.
 
Người mắc bệnh cảm cúm thường có những triệu chúng như chảy nước mũi, đau họng và ho hoặc chảy nước mắt, hắt hơi và tắc mũi, hoặc có trường hợp bao gồm tất cả những triệu chứng trên.
 

b. Viêm phế quản

Trẻ em rất dễ bị nhiễm bệnh viêm phế quản, chỉ đứng sau bệnh cảm cúm. Sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ từ oi bức sang se lạnh ẩm thấp, cùng với sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn giữa ngày và đêm là nguyên nhân chính khiến các bé bị nhiễm bệnh này.
 
Viêm phế quản là tình trạng viêm lớp niêm mạc các ống phế quản, ống mang không khí đến và đi từ phổi. Viêm phế quản có thể là cấp tính hoặc mãn tính.
Khi bị viêm phế quản, các bé sẽ cảm thấy khó thở, hơi thở nặng nhọc, hay khò khè trong họng, ho nhiều, rát họng, có đờm và bị chảy nước mũi. Khi trẻ ho có đờm trắng vàng đục cần phải đi khám ngay để tránh trường hợp bé bị nhiễm trùng thứ cấp.

c. Tiêu chảy

Bệnh tiêu chảy rất nguy hiểm, nhất là với các bé bởi căn bệnh này sẽ khiến cơ thể bị mất nước nghiêm trọng. Khi bị bệnh, bé sẽ có biểu hiện bị nôn nước, sau khoảng 1-2 ngày thì bắt đầu bị đi ngoài. Bệnh có thể kèm theo một số triệu chứng phụ khác như: triệu chứng ho, sốt nhẹ nên nhiều mẹ bỉm sữa dễ bị nhầm lẫn với bệnh viêm mũi họng hoặc viêm đường hô hấp.
 
Biến chứng nguy hiểm nhất là bé bị mất nước, mất muối quá nhiều sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác nếu không được chữa trị kịp thời.

d. Viêm đường hô hấp

Bệnh thường lây qua đường miệng, nước bọt, tiếp xúc qua tay và các vật dụng để ăn uống. Khi mắc bệnh, các bé thường có một số triệu chứng như: sốt cao đột ngột, đau đầu, đau họng, lạnh toàn thân, ho, mệt mỏi, chán ăn và đi ngoài nhẹ. Như đã nói ở trên, bệnh viêm đường hô hấp có một số triệu chứng giống với bệnh tiêu chảy nên một số mẹ bỉm sữa dễ bị nhầm lẫn.
 

e. Các bệnh dị ứng

Làn da của bé rất mỏng và nhạy cảm, do đó các bệnh dị ứng là rất dễ gặp phải khi thời tiết giao mùa. Tuy không gây nhiều nguy hiểm như các bệnh kể trên nhưng sẽ gây sự khó chịu cho các bé.

Phải phòng bệnh cho bé như thế nào?

Dân gian có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh” nên cách tốt nhất là các mẹ nên lưu ý những điều sau để bảo vệ bé khỏi các chứng bệnh thường gặp kể trên.

a. Luôn khử trùng phòng và vật dụng của bé

Khử trùng phòng là một việc làm vô cùng quan trọng nếu bạn không muốn bé yêu của mình bị nhiễm bệnh. Phần lớn các vi khuẩn gây ra các bệnh: viêm đường hô hấp, tiêu chảy, cảm cúm,… tồn tại lơ lửng trong không khí, bên cạnh đó còn có cả những loại virus gây ra các bệnh nguy hiểm như: Ebola, H5N1, viêm phổi, và các bệnh về đường hô hấp. Ngôi nhà chúng ta là nơi lý tưởng để chúng sinh sống và ẩn nấp, vì thế mỗi nhà nên chuẩn bị một chai thuốc xịt khử trùng không khí để khử sạch những vi khuẩn gây bệnh trong nhà.
 
Mách nhỏ với mẹ: Ngoài không khí, vi khuẩn còn ẩn nấp trong các vật dụng tiếp xúc với bé hàng ngày như: giường, gối, draft, đồ chơi,… Do đó, thường xuyên giặt giũ và lau sạch các vật dụng của bé bằng các sản phẩm khử trùng chuyên dụng để tiêu diệt vi khuẩn, chẳng hạn như: nước rửa đồ chơi trẻ em hữu cơ Resparkle, chai xịt khử trùng Resparkle,… có thể diệt đến 99.99% vi khuẩn gây bệnh.

b. Lựa chọn áo quần phù hợp cho bé

Thời biết những ngày này thường diễn biến thất thường có khi nhiệt độ lên cao cũng có khi nhiệt độ xuống thấp, do đó lựa chọn áo quần cho bé là điều các mẹ nên quan tâm. Nếu bé đi nhà trẻ, mẹ nên chuẩn bị cho bé một chiếc áo khoát mỏng cho bé mặc vào buổi sáng sớm, và không quên chuẩn bị cho bé những bộ quần áo dài tay để bé mặc khi trời trở lại, hay chuẩn bị những bộ quần áo ngắn khi trời nóng. Một điều quan trọng là hãy dặn dò cô giáo thay quần áo cho bé sao cho phù hợp vì các bé thường mải chơi mà không để ý đến việc thay áo quần.
 
Mách nhỏ với mẹ: Quần áo mặc cho các bé khi đi ngủ nên thoải mái, tùy vào nhiệt độ trong phòng mà mặc sao cho phù hợp. Thông thường các  mẹ nên chọn những bộ áo quần bằng chất liệu cotton cho thoải mái và dễ thấm hút mồ hôi. Để bé ngủ ngon giấc và an toàn nên cho bé mặc kín, tránh để hở phần cổ và bụng vì dễ bị nhiễm lạnh vào ban đêm.

c. Tránh tiếp xúc hoặc khử trùng cho bé sau khi tiếp xúc với người bệnh

Nguồn bệnh có thể xuất phát từ cha, mẹ hoặc bất kỳ ai. Do vậy, cách tốt nhất là nên cho bé tránh tiếp xúc với những người có dấu hiệu bị bệnh. Nhưng nếu người bệnh là cha hoặc mẹ thì thật khó khăn để cách ly, trong trường hợp này việc khử trùng cho bé là rất quan trọng.
 
Mách nhỏ với mẹ: Cách đơn giản và hiệu quả nhất chính là sau mỗi lần tiếp xúc nô đùa với bé, hãy sử dụng chai xịt khử trùng toàn thân Resparkle 60ml đang được bán tại hệ thống website www.thedelight.vn – website chuyên kinh doanh sản phẩm hữu cơ tại Việt Nam. Có thể xịt vào tay, hoặc bất kỳ vị trí nào trên cơ thể mà tuyệt đối an toàn với bé. Ngoài ra, với thiết kế nhỏ gọn nên mẹ có thể trang bị cho bé 1 chai mang theo đến trường đế tránh bị lây bệnh từ những bạn cùng lớp.

d. Rửa tay thật kỹ trước khi ăn

Đây là điều mà không mẹ bỉm sữa nào được quên, luôn dạy bé rửa sạch tay trước khi ăn và các bé thường không nhớ điều này nên hãy thường xuyên nhắc nhở bé.
 
Mách nhỏ với mẹ: Vật dụng tiếp xúc với thực phẩm của bé như: bình sữa, núm vú giả, chén ăn cơm,... không nên rửa bằng các loại nước rửa chén thông thường vì có hóa chất sẽ gây hại cho bé. Tốt nhất là hãy dùng nước rửa chén từ sinh học để rửa sạch thức ăn và diệt khuẩn.

e. Ăn uống khoa học

Một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp bé có một hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn. Hãy cho các bé ăn những loại thức ăn bổ dưỡng nhiều vitamin và protein, thực phẩm tươi như trứng, cá, thịt, sữa, rau củ quả,… Hạn chế cho các bé ăn đồ ngọt, thực phẩm nhiều dầu mỡ, các món ăn chiên xào,… Hãy nhớ cho bé uống đủ nước để có sức đề kháng mạnh.

f. Khuyến khích bé vận động

Vận động là cách rất tốt để bé cảm thấy vui vẻ và thoải mái, đồng thời giúp bé khỏe mạnh hơn. Thời buổi hiện đại các ông bố bà mẹ thường mải lo công việc nên thường bỏ quên việc chơi cùng con. Đó là điều không tốt, hãy chơi cùng con để bé cảm nhận được tình yêu thương và sự gắn kết với bố mẹ, vừa giúp bé có hệ miễn dịch tốt. Tại sao lại không nhỉ?
 

g. Một số lưu ý phụ khác

Với tình trạng ô nhiễm như hiện nay, khói bụi sẽ dễ gây ra các bệnh về hô hấp cho bé, vì thế hãy đeo khẩu trang cho bé nếu cần thiết khi ra đường. Hạn chế cho con đến những chỗ phức tạp, đông người vì biết đâu trong đó có người đang mang bệnh. Ngoài ra, các mẹ nhớ cho bé uống siro tăng sức đề kháng và cho con đi tiêm vắc-xin đầy đủ bạn nhé.

Lời kết

Nhiều người thường ví von rằng “những đứa trẻ là những thiên thần không cánh” và con bạn cũng là một thiên thần đấy. Chắc hẳn bạn sẽ không muốn thiên thần của mình luôn mạnh khỏe phải không nào? Đừng quên những điều chia sẻ trong bài viết này bạn nhé. Hãy like & share để nhiều người cùng biết đến bạn nhé. Chúc các bạn thành công và các bé luôn khỏe mạnh.
 
Ana t/h.
 

Ana Nguyen

Đoan trang thùy mị, da ngâm chân ngắn, eo thon, cằm toẹt,... nhưng được cái chăm chỉ như siêu nhân... là cái cô nổi danh xóm nhà lá miền Tây có biệt danh "thông tuệ uyên bác", có cái miệng dẻo quẹo ăn nói có duyên lúc nào cũng muốn chia sẻ với người khác nên ai ai cũng mến cũng yêu.

Ý kiến bạn đọc
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Cách làm dầu gấc cho bé ăn dặm

Cách làm dầu gấc cho bé ăn dặm

Gấc chứa bên trong vô vàn những giá trị dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Những...

ĐỂ LẠI LỜI NHẮN

Nội dung *

Họ Tên *

Email *

Lên ĐẦU TRANG