Phòng bệnh sốt thương hàn đúng cách

Bệnh sốt thương hàn không phải là căn bệnh hiếm gặp, ai cũng có thể mắc căn bệnh này. Là căn bệnh do vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, bệnh thương hàn rất phổ biến ở các quốc gia như: Nam Mỹ, Mỹ La-tin, châu Phi, Đông Âu, và các khu vực Châu Á trong đó có Việt Nam. Những người bị mắc phải căn bệnh này phần lớn do không kỹ lưỡng trong việc ăn uống và vệ sinh kém, cũng có thể do nguồn nước bị ô nhiễm. Vậy, phát hiện sốt thương hàn qua những triệu chứng nào và cách điều trị ra sao?

Nguyên nhân gây bệnh sốt thương hàn?

Theo ThS. Nguyễn Vân Anh, thương hàn là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây bằng đường tiêu hóa, do trực khuẩn có tên khoa học là Salmonella typhi và Salmonella paratyphi gây nên.
 
Các trực khuẩn thương hàn có thể sống hàng tháng trong môi trường tự nhiên, chúng xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, mà hầu hết là đến từ thức ăn, sữa, nước uống.... Sau khi xuyên qua hàng rào acid dạ dày, vi khuẩn di chuyển về phía ruột non và sinh sản ở đó, tiếp tục chui qua màng nhày vào thành ruột và đi vào máu. Vi khuẩn sẽ được chuyên chở bởi những tế bào bạch cầu ở gan, lách và tủy xương. Khi đó, vi khuẩn sẽ sinh sôi nảy nở trong tế bào của những cơ quan này và quay lại dòng máu. Vi khuẩn xâm nhập vào túi mật, hệ thống ống mật và mô lympho trong ruột. Tại đây, chúng sinh sôi nảy nở với số lượng lớn.
 
Thông thường, bệnh thương hàn xảy ra ở những nơi có điều kiện sinh hoạt kém vệ sinh, do lây truyền qua đường ăn uống bởi nước hay thức ăn bị nhiễm bệnh. Người bị bệnh cấp tính có thể lây ra môi trường nước xung quanh qua phân, do ở giai đoạn này các chất thải (phân) có chứa nồng độ vi khuẩn rất cao.

Các triệu chứng của bệnh sốt thương hàn?

Khi bị mắc bệnh thương hàn, bệnh nhân sẽ gặp phải những triệu chứng sau đây:
- Dấu hiệu quan trọng và hằng định của bệnh thương hàn là sốt cao liên tục 39 - 40 độ C, sốt hình cao nguyên và sốt nóng là chủ yếu. Trên cơ thể vã nhiều mồ hôi.
 
- Có thể xuất hiện các ban dát nhỏ 2 - 3 mm màu hồng (còn gọi là hồng ban), thường mọc ở bụng, mạn sườn, ngực.
 
- Tùy theo trường hợp, biểu hiện thần kinh ở các mức độ khác nhau từ nhức đầu, mất ngủ, ù tai, nói ngọng, đến tình trạng nằm hôn mê sâu, ngủ li bì, mê sảng,…
 
- Mạch chậm tương đối so với huyết áp, huyết áp thấp, bụng chướng nhẹ, đau dọc chậu phải, đi ngoài khoảng 5 - 6 lần/ngày, phân màu vàng nâu và rất nặng mùi.
 
- Rìa lưỡi đỏ, giữa lưỡi phủ một lớp rêu màu trắng hoặc xám.
 
- Và còn rất nhiều những triệu chứng khác nữa...

Một số cách phòng bệnh sốt thương hàn bạn nên biết

Virus gây bệnh thương hàn là rất dễ xâm nhập vào cơ thể, nhất là tình trạng thực phẩm và môi trường bị ô nhiễm như hiện nay. Vì vậy, bạn nên biết một số cách phòng bệnh để bảo vệ gia đình và người thân sau đây:

a. Tiêm vắc-xin

Hiện nay có 2 loại vắc-xin: loại uống nhiều lần và loại tiêm một lần. Tuy tác dụng như nhau nhưng loại thuốc uống ít tác dụng phụ hơn và tiện lợi hơn. Tuy nhiên, dù là loại nào thì cũng nên sử dụng theo sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc người phụ trách bán thuốc.
 

- Loại vắc-xin uống: Tên gọi chung là vắc-xin thương hàn uống và co tên thương mại là Zerotyph cap, có thời gian bảo vệ ít nhất là 3 năm. Loại vắc-xin uống dùng để phòng ngừa bệnh thương hàn, có thể phòng được bệnh phó thương hàng Paratyphi B.

 
- Loại vắc-xin tiêm: Cũng giống như loại vắc-xin uống, loại vắc-xin thương hàn tiêm cũng có thời gian bảo vệ ít nhất là 3 năm và có tên thương mại là Typhim Vi. Loại vắc-xin tiêm dùng để phòng bệnh thương hàn cho người lớn và trẻ em trên 5 tuổi, thường được sử dụng cho những người hay đi du lịch đến những vùng đang bị dịch, người di cư, quân nhân, nhân viên y tế hoặc những ai dễ có nguy cơ bị mắc bệnh.

b. Thực hiện thói quen tốt ăn sạch - uống sạch

- Thực hiện đúng nguyên tắc ăn chín - uống sôi, hạn chế sử dụng các loại thực phẩm còn tái. Đối với các loại rau quả ăn sống cần phải được ngâm muối hoặc dung dịch chuyên dụng sau đó rửa lại bằng nước sạch để diệt trứng và các vi khuẩn len lỏi trong rau.
 
 
- Rửa tay sạch với xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch khử trùng cá nhân trước khi ăn uống, sau khi lao động, tiếp xúc đồ vật.
 
- Tích cực diệt ruồi, nhặng, gián,… nhất là vào mùa mưa bão như hiện nay. Đây chính là những vật chủ trung gian chứa virus gây bệnh.
 
- Luôn dùng thuốc xịt khử trùng không khí để diệt các khuẩn gây bệnh trong phòng, nhất là phòng có người đang mắc bệnh. Đây cũng chính là phương pháp bắt buộc đối với những vùng đang có dịch bệnh.
 
 
- Cuối cùng là xử lý tốt các chất thải, bảo vệ nguồn nước và thực phẩm là các biện pháp y tế rất quan trọng để phòng bệnh.
 
Nếu cảm thấy bài viết hữu ích, hãy like & share để mọi người đều biết bạn nhé. Chúc các bạn luôn sống vui khỏe.
 

TÌM KIẾM THEO TỪ KHÓA

Ana Nguyen

Đoan trang thùy mị, da ngâm chân ngắn, eo thon, cằm toẹt,... nhưng được cái chăm chỉ như siêu nhân... là cái cô nổi danh xóm nhà lá miền Tây có biệt danh "thông tuệ uyên bác", có cái miệng dẻo quẹo ăn nói có duyên lúc nào cũng muốn chia sẻ với người khác nên ai ai cũng mến cũng yêu.

Ý kiến bạn đọc
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Cách làm dầu gấc cho bé ăn dặm

Cách làm dầu gấc cho bé ăn dặm

Gấc chứa bên trong vô vàn những giá trị dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Những...

ĐỂ LẠI LỜI NHẮN

Nội dung *

Họ Tên *

Email *

Lên ĐẦU TRANG